Mới đây, trong khuôn khổ lễ tổng kết và trao “Giải thưởng sáng chế TP.HCM lần thứ tư (2015-2016)”, TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã đạt giải nhất và được Chủ tịch UBND TP.HCM tặng bằng khen.
TS. Trâm (áo dài tím) nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM |
TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm được trao giải thưởng cho hai sáng chế: “Quy trình chiết chọn lọc phân đoạn alcaloit có hoạt tính sinh học điều trị bệnh ung thư từ lá cây TNHC” và “Quy trình chiết chọn lọc phân đoạn chứa flavonoit có hoạt tính sinh học hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ lá cây TNHC”.
Những cột mốc đáng nhớ
- Để được hái trái ngọt ngày hôm nay bà có thể kể những cột mốc đáng nhớ trong hành trình “nuôi nấng” cây trinh nữ hoàng cung (TNHC)?
Tôi nghiên cứu nhiều về thảo dược Việt, nhưng có lẽ Trinh nữ hoàng cung (TNHC) là loài cây “ám ảnh” tôi nhiều nhất.
Từ năm 1990, khi còn là cộng tác viên khoa học của Viện Hàn Lâm khoa học Bulgaria, tôi đã tập trung nghiên cứu các cây thuốc quý trong đó có TNHC, chứa các hoạt chất sinh học kích thích miễn dịch, ngăn ngừa sự tạo mạch tế bào ung thư để tạo ra những sản phẩm thuốc điều trị bệnh ung bướu.
Kết quả sàng lọc cho thấy, so với các cây thuốc khác thì cây TNHC có tác dụng sinh học mạnh nhất, các dịch chiết alcaloid từ lá TNHC có tác dụng điều trị bệnh khối u lành tính và ác tính.
Các kết quả nghiên cứu về cây TNHC của tôi từ năm 1990 được liên tục công bố trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế như:Experimental Pathology and Parasitology (1999), National Congress of Anatomy, Histology and Embryology with International Participation (1999), Experimental Pathology and Parasitology (2001), International Immunopharmacology (2001), Z. Naturforsch (2002), Fitoterapia (2002), J.Essent. Oil Res.(2003), Scientia pharmaceutica (2011).
GS.TSKH Đỗ Tất Lợi và TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm tại vùng trồng trinh nữ hoàng cung năm 1992 |
Tại Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu của tôi cũng được đăng trên các tạp chí chuyên ngành y dược uy tín:
Tạp chí Dược Học - Một yếu tố hoạt hoá tế bào Lympho T mới in vitro và in vivo trong chất chiết xuất bằng nước nóng từ lá cây TNHC (Crinum latifolium L.) (2000); Khảo sát về thực vật, nuôi trồng và thu hái cây TNHC (Crinum latifolium L.) (2001); Hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn alcaloid từ cây TNHC (Crinum latifolium L. Amarydaceae) (2001); Tác dụng phục hồi thương tổn tế bào lympho T và dòng tủy của viên nang Crila TNHC (Crinum latifolium L.) (2008); Nghiên cứu định tính, định lượng kaemferol trong lá TNHC bằng phương pháp HPLC (2010);
Tạp chí sinh học: Trinh nữ Crila – Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh, var. n.: Một thứ mới của loài TNHC – Crinum latifolium L. (Họ náng Amaryllidaceae) ở Việt Nam (2012).
Bên cạnh đó tôi còn tham gia nhiều đề tài cấp Bộ và dự án cấp nhà nước: Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất alcaloid toàn phần từ lá cây TNHC (Crinum latifolium L.) dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung (1999-2001); Nghiên cứu bào chế viên nang cứng từ cao khô alcaloid toàn phần của cây TNHC (Crinum latifolium L.) và thử tác dụng sinh học trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến (2001-2003);
Phát triển nguồn gen cây TNHC Crinum latifolium L. Amaryllidaceae để có nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt (2005-2010); Nghiên cứu tác dụng sinh học và độ an toàn của các phân đoạn alcaloid và flavonoid chiết xuất từ cây TNHC (2010 – 2012);
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước KC.10.DA17 - Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất hoạt chất từ cây TNHC (Crinum latifolium L. Amaryllidaceae) để sản xuất viên nang điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (01/2006-06/2007); Dự án SXTN cấp nhà nước KC 06.DA14 - Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất viên nang cứng Crila® forte đáp ứng nhu cầu xuất khẩu (2012-2015);
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH – CN theo Nghị Định Thư giữa Việt Nam – Bungaria: “Nghiên cứu khả năng kích thích hệ miễn dịch chống ung thư của các alcaloid và flavonoid được chiết xuất từ cây TNHC (Crinum latifolium L.) để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị ung thư” (T6/07 – T6/09).
Cụm công trình nghiên cứu về cây TNHC của tôi đã vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2010 và giải thưởng Kovalevskaia năm 2006. Cho đến nay tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu về TNHC để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và được đăng tải trên các tạp chí dược học - Tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch chuyên nhiệm chống ung thư của Crilin T (2013); Nghiên cứu tác dụng gây tiết IL-2 và TNFα của chế phẩm trinh nữ Crila in vitro (2013) và tạp chí ung thư học Việt Nam- Nghiên cứu tác dụng của Crilin T trên chuột Nude BALB/C mang ung thư phổi người (2013).
Cây Trinh nữ hoàng cung VN khác Trung Quốc, Ấn Độ
- Được biết cây Trinh nữ hoàng cung có ở các nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… vậy các cây này có giống cây Trinh nữ hoàng cung ở Việt Nam?
Cây TNHC là một cây náng lá rộng, trước đây các nhà phân loại thực vật trên thế giới đã phân loại các cây náng theo hệ thống phân loại Linne, do vậy các cây náng lá rộng có tên khoa học Crinum latifolium L., họ Amaryllidaceae. Khi phân loại các cây náng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan…, họ chỉ dựa vào đặc điểm thực vật mà không dựa vào gen (ADN) và chưa căn cứ vào thành phần hóa học.
TSKH. Trần Công Khánh và TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm tại vùng trồng Trinh nữ hoàng cung năm 1998 |
Đến nay khoa học đã phát triển, chứng minh rằng các cây náng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan… đều khác cây TNHC ở Việt Nam. Chúng hoàn toàn khác nhau về ADN, do đó khác nhau về thành phần hóa học dẫn đến khác nhau về tác dụng sinh học.
Tại Việt Nam, ở trại dược liệu TNHC của chúng tôi vào năm 1992 GS.TSKH Đỗ Tất Lợi đầu tiên chứng kiến cây TNHC nở hoa. Cũng tại đây PGS.TSKH Trần Công Khánh đã theo dõi cây TNHC vào năm 1998 và đã khẳng định cây TNHC Việt Nam là một thứ mới của loài Crinum latifolium L., họ Amaryllidaceaecó ở Việt Nam mà nhân dân thường gọi là TNHC.
Trân trọng cảm ơn TS!
Đông Hường(thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét