- Giám đốc bệnh viện K nhấn mạnh hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Vì sao ung thư ngày càng nhiều?
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, ung thư ngày càng gia tăng trên khắp thế giới chứ không riêng Việt Nam.
Năm 2000, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam là 69.000. Hiện tại, con số này tăng lên 126.000, trong đó có khoảng 94.000 trường hợp tử vong.
Tỉ lệ mắc ung thư ở cả 2 giới là 140/100.000 dân, đứng thứ 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có tối thiểu 190.000 ca ung thư mắc mới mỗi năm.
Việt Nam đứng 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỉ lệ mắc mới ung thư |
5 loại ung thư thường gặp nhiều nhất ở nữ gồm: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày.
5 loại ung thư nhiều nhất ở nam giới gồm: Ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đầu trực tràng và ung thư thực quản.
Trong đó có 4 nguyên nhân chính khiến ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng:
Thứ nhất: Tuổi thọ người Việt ngày càng cao, hiện đạt 73,4 tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ phơi nhiễm với các nguy cơ ung thư càng lớn.
Thứ hai: Do nhận thức, tuyên truyền tăng lên, người dân đi khám ngày càng nhiều hơn.
Thứ ba: Các phương tiện chẩn đoán ngày càng tốt hơn, tỉ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Thứ 4: Do tác động của các nguyên nhân hiện hữu gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong.
Chỉ có 10% do rối loạn cơ thể
“Ung thư là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân kết hợp, trong đó chỉ có dưới 10% ung thư phát sinh do các rối loạn trong cơ thể, 80% do liên quan yếu tố môi trường sống”, PGS Thuấn thông tin.
10% nguyên nhân bên trong bao gồm các rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền.
Ví dụ trong gia đình có mẹ, chị em gái mắc ung thư vú thì người đó có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 4-6 lần người bình thường. Con số này gấp 2-4 lần ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai liên tục hơn 10 năm. Hoặc những trường hợp đa polip sẽ có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn...
PGS.TS Trần Văn Thuấn. Ảnh: T.Hạnh |
“Trong số các nguyên nhân liên quan đến yếu tố môi trường, hút thuốc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm chiếm tới 65% nguyên nhân gây ung thư”, PGS Thuấn nhấn mạnh.
- Hút thuốc: Là nguyên nhân gây ra 30% trong tổng số các loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quan, tuỵ, vú, dạ dày, cổ tử cung...
- Chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm: Chiếm khoảng 35%. Trong đó chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít rau quả làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và ung thư vú.
Các chất bảo quản thực phẩm, nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hoá học, các chất trung gian chuyển và sinh ra từ thực phẩm nấm mốc, lên men (cà, dưa muối) gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hoá như: Dạ dày, gan, đại tràng, thực quản...
Theo PGS Thuấn, các chất tăng trọng, thuốc trừ sâu, kháng sinh, chất phụ gia... có trong thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ người sử dụng, có thể gây ngộ độc cấp tính, nhiễm trùng, sán não... nhưng để phát triển thành bệnh lý ung thư thường phải sau thời gian dài tiếp xúc.
“Do đó nói thực phẩm bẩn gây ra ung thư là không có căn cứ. Muốn khẳng định, cần có thời gian dài theo dõi, nghiên cứu với số lượng mẫu đủ lớn. Ngay như để khẳng định tác hại của hút thuốc với ung thư phổi, các nhà khoa học cũng phải mất tới 30 năm”, PGS Thuấn nhấn mạnh.
- Ô nhiễm môi trường: Chiếm 2-8%. Trong đó thuốc diệt cỏ là yếu tố nguy cơ ung thư vú và một số ung thư khác.
- Tia phóng xạ: Loại nguyên nhân này chiếm khoảng 3%, phát ra từ các máy chụp X-quang, các chất phóng xạ có khả năng gây thương tổn gen và sự phát triển tế bào gây u hạch, giáp trạng, máu...
- Tia cực tím: Gây ung thư da.
- Nhiễm virus, vi khuẩn: Virus gây u nhú là nguyên nhân gây 70% ung thư cổ tử cung, virus viêm gan B gây ung thư gan nguyên phát, virus HP gây ung thư dạ dày, sán máng gây ung thư bàng quang...
Theo PGS Thuấn, với các nguyên nhân kể trên cũng cần thời gian tiếp xúc nhất định, lâu dài mới phát triển thành bệnh ung thư.
Bộ trưởng Y tế: Ung thư chết nhiều không phải do thực phẩm bẩn
Bộ Y tế mời chuyên gia trong và ngoài nước làm rõ nguyên nhân 70.000 ca ung thư chết mỗi năm không phải do thực phẩm bẩn.
Ung thư: Đoạn tuyệt sữa, ăn gạo mầm
Bệnh nhân ung thư tuyệt đối không ăn thịt đỏ, không uống nước cam. Ăn thịt gia cầm, gạo mầm, gạo lứt, nhiều rau sống.
Chuyên gia dinh dưỡng cả đời tránh đồ ngọt
Những nguyên tắc rất nhỏ từ việc rửa rau, chọn cá, ăn gà, uống sữa... đều được gia đình chuyên gia dinh dưỡng Từ Ngữ tuân thủ từ vài chục năm nay.
Việt Nam có sâm tốt nhất thế giới, ‘khắc tinh’ của ung thư
Ít ai biết Việt Nam sở hữu loài sâm hiếm còn tốt hơn cả sâm Triều Tiên, Hàn Quốc, có tác dụng rất tốt với bệnh nhân ung thư.
Thúy Hạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét